Inox 304 Là Gì ? 4 Cách Nhận Biết Inox 304 Thật Và Inox Giả

Inox 304 là vật liệu phổ biến được dùng để sản xuất các đồ dùng sinh hoạt thường ngày như bình đựng nước, nồi, kệ… Vậy inox 304 là gì, có những loại nào và làm sao để phân biệt inox 304 với các loại inox thường khác. Bài viết dưới đây, Kibath sẽ giúp Bạn giải đáp chi tiết các thắc mắc trên.

Inox 304 là gì ?

Inox 304 còn có tên gọi khác là thép không gỉ hay inox SUS 304 (theo wikipedia là SAE 304), là hợp kim giữa thép và các kim loại Niken (từ 8% – 10,5%), Mangan (~1%), Crom (từ 18% – 20%) với khối lượng riêng 7,93g/cm3. Trong đó:

  • Crom: Có tác dụng chống ăn mòn
  • Mangan: Tạo sự ổn định pha Austenitic
  • Niken: Tăng độ cứng

Thép không gỉ 304 có nhiều ưu điểm như dễ tạo hình, hàn tốt, có khả năng chống ăn mòn và có độ bền cao, được sử dụng phổ biến, chiếm đến hơn 50% lượng thép không gỉ trên toàn cầu.

1. Các loại thép inox 304

Dựa vào thành phần cấu tạo, người ta chia thép 304 thành 3 loại cơ bản:

► Inox 304L (L = Low): là loại inox có hàm lượng carbon nhỏ hơn 0.03% và tăng lượng Niken, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của crom cacbua (hợp chất làm giảm khả năng chống ăn mòn) trong quá trình hàn.

► Inox 304H (H = Hight): là loại inox có hàm lượng carbon cao hơn 0.08% được dùng để sản xuất các sản phẩm đòi hỏi khả năng chịu nhiệt cao.

► Inox 304: Hàm lượng carbon của 304 được giới hạn tối đa 0,08%, không thích hợp cho các ứng dụng cần hàn, trong môi trường dễ bị ăn mòn hay các ứng dụng cần chịu nhiệt độ cao. Thép inox 304 chủ yếu được dùng để chế tạo các sản phẩm ít gia công hoặc không cần hàn.

2. Đặc điểm của thép không gỉ 304

Giá rẻ

Đơn giá inox 304 dao động trong khoảng từ 50.000 đến 70.000/kg. Với mức giá phải chăng nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về độ bền, khả năng tái tạo, dễ gia công nên thép sus 304 được sử dụng dụng rất phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Độ cứng cao hơn thép nhẹ

SUS 304 thuộc dòng austenitic nên có độ cứng vượt trội so với thép thường. Tuy nhiên, nếu cần độ cứng chuyên dụng sử dụng trong các lĩnh vực chuyên môn cao thì vẫn phải cần đến dòng Martensitic hay Precipitation hardening.

Dẻo, dễ uốn, dễ cán

Thép không gỉ 304 dễ tạo hình, không cần gia nhiệt cũng có thể dễ dàng dát mỏng. Ngoài ra, thép cũng dễ hàn, phù hợp với tất cả các kỹ thuật hàn (trừ hàn gió đá).

Chống ăn mòn tốt

Nhờ nguyên tố crom có trong thành phần cấu tạo, thép 304 có thêm 1 lớp màng bảo vệ chống lại quá trình oxy hóa, không bị gỉ sét ăn mòn trong môi trường không khí, nước, axit và nhiều loại hóa chất.

Chịu nhiệt tốt

Inox 304 có hàm lượng Niken trong thành phần giúp tránh được hiện tượng giòn lạnh khi nhiệt độ thấp. Bên cạnh đó, chúng còn thích ứng được ở nhiệt độ cao trong khoảng 425-860°C.

3. Ứng dụng của thép inox 304

Từ khi inox sus 304 được tìm ra, chúng đã không ngừng được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp với nhiều ứng dụng khác nhau:

  • Dùng để chế tạo các thiết bị nhà tắm, nhà bếp, bồn rửa tay, phễu thoát sàn, xoong nồi, nĩa muỗng…
  • Làm cầu thang, rào chắn ban công, trang trí nội ngoại thất.
  • Chế tạo container vận chuyển, chứa hóa chất
  • Ứng dụng làm các bộ trao đổi nhiệt.
  • Khai thác khoáng sản, lọc nước .
  • Ứng dụng trong các công nghiệp dân dụng.

4. Giá inox SUS 304

Giá inox 304 dao động trong khoảng từ 50.000 – 70.000đ/kg. Mức giá này còn tùy vào hình dáng (ống, tấm, hộp…), số lượng (cuộn to hay nhỏ, số lượng ít hay nhiều), độ dày (dày hay mỏng), mức độ gia công (cắt lẻ hay để nguyên khối) mà có sự chênh lệch ít nhiều.

Bảng so sánh inox 304 với các loại inox khác

Trên thị trường có 4 loại thép không gỉ được sử dụng phổ biến bao gồm 304, 201, 430 và 316.

So sánh inox 304 và inox 201

So sánh inox 304 và inox 430

So sánh inox 304 và inox 316

Cách nhận biết inox 304 và các loại inox thường

Để chạy theo lợi nhuận, một số doanh nghiệp đã sử dụng inox 201, inox 430 để thay thế inox 304. Do giá 2 loại này chỉ bằng một nửa so với 304. Chính vì điều này nên khi mua về, sản phẩm sẽ bị gỉ sét, độ bền thấp hơn.

Chưa kể một số trường hợp còn sử dụng thép phủ crom hoặc niken mỏng để làm inox giả. Những chất kim loại nặng này nếu lẫn vào thức ăn, tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Dưới đây là một vài phương pháp giúp Bạn phân biệt inox 304 với inox 201, inox 430. Còn inox 316 không được đề cập đến do giá inox 316 đắt hơn nhiều so với 304 nên không ai sử dụng 316 để làm giả 304 cả.

1. Phân biệt bằng nam châm

Thép inox 304 theo lý thuyết không bị nhiễm từ tức là không bị nam châm hút. Còn inox 201 bị nam châm hút nhẹ, inox 430 bị nam châm hút rất mạnh.

Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ bị nam châm hút nhưng vẫn là inox 304. Do trong quá trình gia công (như uốn, duỗi…) thì vật liệu bị biến đổi sang dạng martensite, khi đó vật liệu bị nhiễm từ (từ hóa).

Những câu hỏi thường gặp về inox 304

1. Inox 304 có bị gỉ hay ăn mòn không ?

Thép không gỉ 304 với crom có trong thành phần rất khó bị ăn mòn hay gỉ sét trong điều kiện thường. Tuy nhiên, đặc tính không gỉ vẫn chỉ mang tính chất tương đối, ngay cả vàng, bạch kim (kim loại gần như không bị gỉ) khi gặp các chất có khả năng hòa tan kim loại mạnh (ví dụ như cường thủy) thì cũng bị gỉ như thường.

Lý giải nguyên nhân vì sao inox 304 vẫn có khả năng bị gỉ, các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra trên bề mặt inox 304 có các rãnh mangansulfid siêu nhỏ xuất hiện khi tôi thép, tạo ra các kẽ hở khiến cho inox bị oxy hóa, ăn mòn.

2. Cách làm sạch thép không gỉ đúng cách

  • Không sử dụng chất tẩy rửa có chứa clo vì clo sẽ gây phản ứng làm ố vàng bề mặt inox.
  • Không sử dụng bùi nhùi hay các dụng cụ lau chùi sắc nhọn chà trực tiếp lên inox. Điều này sẽ gây xước bề mặt, phá vỡ lớp bảo vệ chống oxy hóa khiến inox bị gỉ nhanh hơn.
  • Pha phèn chua với nước theo tỉ lệ 100gr phèn : 2 lít nước, sau đó đổ dung dịch này lên vị trí cần làm sạch, chà nhẹ nhàng, inox sẽ trở lại sáng bóng như ban đầu.
  • Phun giấm ăn lên bề mặt thép không gỉ rồi dùng khăn giấy lau đều. Sau đó lấy khăn vải thấm một ít dầu lau lại bề mặt.

3. Cách làm sạch vết gỉ trên thép SUS 304

  • Sử dụng nước có ga đổ lên vị trí bị gỉ sét, ngâm vài phút rồi chà sạch lại với vải mềm.
  • Cho một chút giấm hoặc baking soda lên chỗ bị gỉ sét, nếu vết gỉ lâu ngày thì ủ trong 1-2 giờ rồi chà sạch lại.

4. Inox 304 có hút nam châm không ?

Theo lý thuyết, nhóm thép austenite (304, 316) hoàn toàn không bị nhiễm từ (không bị nam châm hút). Tuy nhiên nhóm thép austenite  trong quá trình biến dạng dẻo nguội sẽ gây ra sự chuyển pha từ austenite thành martensite biến dạng (martensite có từ tính) dẫn đến việc hút nam châm.

Ngoài ra, trong quá trình gia công, cắt gọt cũng làm inox bị nhiễm từ. Dưới đây, Kibath sẽ gửi đến Bạn video chi tiết giải thích về hiện tượng này.